Bounce rate là gì? Bounce rate bao nhiêu là tốt nhất cho website

Bounce rate là tỷ lệ thoát, nó được xem trong Google Analytics. Đây là một chỉ số quan trọng trong SEO. Để có thể hiểu đầy đủ chi tiết về bounce rate là gì ? Bounce rate bao nhiêu là tốt và cách tối ưu bounce rate sao cho tối ưu nhất ?

Hãy đọc ngay bài viết này nhé …

Bounce rate là gì? Bounce rate Google Analytics là gì?

Bounce rate được định nghĩa theo Google là % số phiên truy cập duy nhất một page website. Sau đó, người dùng rời khỏi trang này mà không thực hiện bất kỳ tác vụ nào khác.

bounce rate là gì

Để cho bạn dễ hiểu …

Bounce rate web của bạn là 60%. Điều này có nghĩa là 100 lượt truy cập vào website, chỉ có 40% người dùng xem thêm các nội dung liên quan khác. Còn 60% lượt người dùng chỉ xem nội dung đó 1 lần rồi rời đi.

Bounce rate được Google xem là yếu tố quan trọng trên website. Bởi vì 3 lý do này:

  • Nhìn vào bounce rate là bạn có thể hiểu được mức độ hài lòng của người dùng khi xem trang đó. Bounce cao, chứng mình nội dung trên trang chưa đáp ứng được ý định người dùng tìm kiếm.
  • Bounce rate tăng cao khiến cho Google đánh giá kém website. Nên gây ra khó khăn khi xếp hạng website trên top đầu.
  • Người dùng khó ở lại website lâu khi không đáp ứng ý định tìm kiếm. Điều này sẽ khó để tăng tính chuyển đổi.

Bởi vì thế, càng tối ưu bounce rate càng thấp. Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng, sẽ cực kì tốt cho website.

Vậy bounce rate bao nhiêu là tốt cho website ?

Tùy thuộc vào lĩnh vực mà website của bạn đang hoạt động, bounce rate sẽ thấp hoặc cao. Từ đó, bạn mới tính được bounce rate bao nhiêu là tốt nhất cho website của bạn.

Tuy nhiên, bounce rate nên nằm trong khoảng >= 60% là tốt nhất.

Một số lĩnh vực như web thông tin được nhiều người vào đọc hàng ngày. Người dùng đọc hết bài này đến bài khác. Điều này sẽ làm bounce rate thấp.

Còn lại, hầu như những web được tìm kiếm bằng Google hoặc từ các trang quảng cáo khác thì bounce rate sẽ cao hơn.

6 Nguyên nhân khiến bounce rate của website tăng cao

Tiêu đề, nội dung không giống nhau

Bạn lừa người dùng bằng việc đặt tiêu đề một đường và nội dung bài viết một nẻo.

Tiêu đề có thể hấp dẫn người dùng để truy cập vào web. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời đi ngay, vì nội dung không đáp ứng nhu cầu thông tin của họ.

Web thường xuyên bị lỗi kỹ thuật

lỗi technical website

Bounce rate web bạn bất ngờ tăng cao. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy website đang gặp lỗi kĩ thuật, website không tải được.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn phải báo ngay cho bên quản trị website. Để sửa lỗi sớm ngay nhé.

Tốc độ tải trang chậm

Hiện nay, tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng website trên Google.

Nếu bạn để người dùng chờ đợi load trang khi vào website. Việc này sẽ khiến người dùng nhanh chóng rời đi. Làm bounce rate của bạn tăng cao.

Bạn nên theo dõi thường xuyên, cải thiện tốc độ tải trang để thúc đẩy SEO tốt hơn.

UX/UI kém

Màu sắc, hình ảnh, bố cục nội dung … trên trang đóng vai trò quan trọng quyết định sự ở lại hay rời đi của người dùng.

Để cải thiện, bạn nên lược bớt các chi tiết rườm rà về bố cục, màu sắc. Giữ cho trang web càng đơn giản càng tốt.

Nội dung trên trang không chất lượng

Nội dung trên web đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Nếu nội dung không thỏa mãn search intent, họ sẽ rời đi ngay lần đầu truy cập. Ngược lại, nội dung chất lượng mang lại giá trị cho người dùng. Không những giữ chân người dùng lâu hơn mà còn làm bounce rate giảm đi rất nhiều.

Thiếu liên kết nội bộ – internal link

Liên kết nội bộ hay internal link sẽ giúp cho người dùng đọc từ bài này sang bài khác.

Cải thiện tỷ lệ thoát trang đáng kể.

Vì thế, không thêm internal link vào bài viết sẽ là thiếu sót nghiêm trọng.

7 Kỹ thuật cải thiện tỷ lệ bounce rate website

Việc tối ưu bounce rate cực kì quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi của website.

Vì thế, làm theo 7 cách cải thiện bounce rate đơn giản này. Không cần phải biết quá nhiều kỹ thuật, bạn cũng có thể làm được.

Thiết kế landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm

thiết kế landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm

Có 4 loại mục đích tìm kiếm cần đáp ứng như thông tin, điều hướng, so sánh và giao dịch.

Căn cứ vào từ khóa truy vấn mà bạn tối ưu landing page theo mục đích tìm kiếm.

Từ đó, giảm bounce rate website đáng kể.

Làm nổi bật call to action trên landing page

call to action cho landing page

Nếu landing page của bạn không có call to action hoặc call to action không nổi bật. Điều này rất khó để nếu chân người dùng ở lại website lâu hơn.

Các chỉ dẫn rõ ràng, điều hướng người dùng đến CTA là cách tốt nhất để hiển thị CTA nổi bật. Bạn hoàn toàn có thể chỉ dẫn người dùng từ Heading hoặc subheading.

CTA phải liên quan đến landing page được điều hướng

Call to action có thể đưa người dùng đến trang của bạn hoặc thoát ra ngoài ngay lập tức.

CTA nên có dạng là button, banner, video hoặc link trên trang.

CTA oragnic search có thể hiển thị dưới dạng title và description. Còn CTA Google ads có thể ở dạng tiêu đề và mô tả của ads.

Viết nội dung đơn giản dễ hiểu

giữ content website đơn giản

Landing page của bạn đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nhưng nội dung landing page quá khó hiểu trong thời gian ngắn. Điều này cũng làm bounce rate tăng cao.

Dù cho nội dung của bạn hữu ích nhưng họ vẫn có thể bookmark trang. Sau đó, thoát trang ra để truy cập sau. Điều này cũng làm tăng bounce rate.

Vậy nên, hãy đặt mục tiêu sáng tạo nội dung có thể đọc hiểu trong thời gian ngắn.

Bạn có thể quan tâm về chiến lược content:

Thiết kế nội dung landing thu hút và cải thiện tốc độ load

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, người dùng bị thu hút bởi thiết kế đẹp và ghét chờ đợi. Nếu website của bạn trong 8 giây đầu tiên không loading được. Xem như là mất người dùng.

Vài lý do chủ yếu khiến người dùng rời khỏi web của bạn mà không truy cập vào trang tiếp theo:

  • Thiết kế web xấu
  • Điều hướng kém
  • Bố cục landing page không thống nhất, khó đọc
  • Quảng cáo quá nhiều trên landing page
  • Quá nhiều chữ, ít hình ảnh
  • Định dạng nhàm chán
  • Khoảng cách các đoạn văn quá hẹp
  • Thiếu các thẻ tiêu đề
  • Thời gian tải lâu

Ngưng tập trung vào các kênh traffic có giá trị thấp

Nếu website của bạn có lượng traffic nhưng lại không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Điều này làm cho người dùng sẽ thoát ra ngay khi vào website.

Để làm giảm bounce rate website, bạn cần:

  • Xác định nguồn traffic chất lượng kém và ngừng triển khai nó
  • Tập trung vào những từ khóa hoặc kênh có traffic chất lượng

Điều hướng người dùng tìm hiểu thêm trên trang

điều hướng người dùng

Người dùng tìm đến web của bạn đều có lý do. Ví dụ như mua hàng, tìm thông tin,…

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Landing page đáp ứng được mục đích của người dùng: Nội dung đầy đủ và phù hợp nên người dùng không xem trang kế tiếp
  • Landing page không đáp ứng được mục đích của người dùng: Người dùng thoát ra, tìm kiếm nội dung từ đối thủ

Chẳng hạn: 1 người dùng nào đó vào trang tìm thông tin công ty của bạn. Họ có thể thoát ra ngay nếu landing page đó thỏa mãn mục đích tìm kiếm của họ.

Điều này làm cho mục tiêu chuyển đổi là click chuột vào trang liên hệ đạt 100% và đồng thời, có luôn 100% bounce rate.

Điều này giải thích lý do, kể cả những trang đứng top 1 cũng có bounce rate cao.

Vì thế, cách tốt nhất là cho người dùng 1 lý do hợp lý để ở lại và tiếp tục tương tác nhiều hơn với website của bạn.

Với các thông tin được cung cấp về bounce rate là gì và các kỹ thuật cải thiện bounce rate. Hãy vận dụng nó để cải thiện website của mình một cách tuyệt vời nhé.

Tác giả: Bình Nguyễn – Headle SEO


Đừng bỏ lỡ các bài viết

Nguồn bài viết: Bounce rate là gì? Bounce rate bao nhiêu là tốt nhất cho website



from Headle – Dịch vụ SEO website lên top Google bền vững https://ift.tt/3dO7Ur3
via gqrds

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SEO là gì ? Lịch sử hình thành và mối quan hệ với Google

Google doanh nghiệp bị tạm ngưng: nguyên nhân và cách kháng cao lấy lại quyền sở hữu

4 Cách làm giảm dung lượng ảnh tốt cho SEO hình ảnh