19+ Tín hiệu xếp hạng SEO Google Maps có thể bạn chưa biết

Biết cách tối ưu SEO local sẽ giúp website doanh nghiệp đứng top trên Google và tiếp cận được nhiều khách hàng địa phương hơn. Nhưng làm sao để tối ưu tìm kiếm địa phương? Hãy cùng HEADLE SEO dành thời gian tham khảo 23 tín hiệu xếp hạng SEO Google Maps về xếp hạng tìm kiếm địa phương sau đây.

1, Google My Business là tín hiệu xếp hạng SEO Google Maps quan trọng

Cách tối ưu Google My Busiess listing
Cách tối ưu Google My Busiess listing

Việc khai báo trang Google My Business chỉ mất vài phút và hoàn toàn miễn phí. Đây là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện local SEO – quá trình tối ưu hóa website để xuất hiện vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm cho những tìm kiếm có liên quan đến khu vực như thành phố, quốc gia,… của bạn.

Tìm hiểu ngay: Google business là gì ? 3 lợi ích mà Google Business mang lại cho bạn

2, Google My Business Category

Khi sử dụng tài khoản Google My Business, bạn cần chọn đúng category (danh mục). Nên chọn càng ít category càng tốt nhưng thông tin vẫn phải chính xác nhất.

3, Hình ảnh trên Google My Business

Đầu tư hình ảnh minh họa địa điểm, sản phẩm, nhân viên và khách hàng (có sự đồng ý sử dụng hình ảnh từ khách) sẽ giúp tăng mức độ uy tín cho doanh nghiệp. Nó đóng vai trò như tín hiệu xếp hạng local.

Xem thêm: SEO hình ảnh là gì? Hướng dẫn các bước SEO hình ảnh lên top Google năm 2020

4, Bing Places For Business

Mặc dù Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất nhưng Bing vẫn là một thị phần nổi bật. Do đó, hãy dành thời gian khai báo cho tài khoản Bing Places for Business.

bing place là tín hiệu xếp hạng google map

5, Online directories / citation

Hãy khai báo các online directory phổ biến khác như Apple Maps, Yellowpages, Foursquare, Yahoo’s Localworks…

Citation là tham chiếu trực tuyến đến doanh nghiệp (trong đó có tên, địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp). Citation vẫn là yếu tố quan trọng dù không ảnh hưởng quá nhiều đến thứ hạng.

6, Listing trên các trang reivew

Bên cạnh các online directory bên trên, bạn nên khai báo listing trên các trang review như Yelp, Glassdoor, Angie’s List, BBB….

7, Số lượng reivew tích cực

Theo Google, review tích cực, chất lượng cao sẽ giúp tăng khả năng hiện diện và thu hút khách hàng tiềm năng tìm đến doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ chính sách về review từ Google để có hướng kiểm soát số lượng và chất lượng review đúng nhất.

8, Review có chứa từ khóa và địa điểm

Theo nghiên cứu Local SEO Guide, ngôn ngữ được dùng để review cũng rất quan trọng. Khi người dùng review có sử dụng tên thành phố hoặc keyword thì Google sẽ nhận định bạn là doanh nghiệp địa phương đáng tin cậy.

9, Review được phản hồi

Cũng theo nghiên cứu trên, số lượng review được phản hồi có ảnh hưởng nhất định đến local SEO.

Tỷ lệ % review tiêu cực không được phản hồi

Số lượng review tiêu cực không được phản hồi cũng quan trọng như số lượng review được phản hồi vậy. Để kiểm soát tỷ lệ phần trăm, bạn cần có kế hoạch theo dõi tất cả review online, đặc biệt là trên Google.

10, Tạo trang facebook business

Nhiều người sử dụng Facebook như một công cụ tìm kiếm. Do đó cần tạo trang business và cập nhật thông tin về website, thời gian hoạt động, mô tả doanh nghiệp trên trang đó.

11, Social Listing

Khai báo các hệ thống social trên những trang social phổ biến khác như Twitter, LinkedIn, Instagram ngay cả khi bạn không dự định hoạt động năng nổ trên các trang đó.

Ghim một tweet hoặc bài post khuyến khích người dùng gọi điện/thăm website/theo dõi bạn trên bất kỳ nền tảng social nào mà bạn hoạt động tích cực nhất.

Và đừng quên để lại thông tin liên lạc. Bởi người dùng luôn muốn được phản hồi nhanh nhất từ doanh nghiệp trên các hệ thống social.

12, Đầy đủ thông tin liên lạc

Đảm bảo tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại phải luôn hiện diện trên tất cả các hệ thống bên trên, bao gồm trang review, bản đồ và socia media.

Quan trọng hơn hết, Google muốn mọi thông tin cung cấp phải chính xác để khách hàng có thể dễ dàng kết nối với doanh nghiệp của bạn.

Cụ thể, không được để xảy ra tình trạng tên doanh nghiệp không thống nhất. Chẳng hạn chỗ này là HEADLE nhưng ở chỗ khác lại là dịch vụ SEO Headle.

13, Khả năng tương thích trên mobile

Với Google mobile first indexing (cách thức Google lập chỉ mục cho một website). Google sẽ lập chỉ mục để phục vụ xếp hạng trên di động trước, thay vì trên desktop trước như bấy lâu nay.

14, Schema – structured data

Structured data là dữ liệu có cấu trúc. Có rất nhiều cách để sử dụng structured data markup cho local SEO được Google khuyến khích, bao gồm:

  • Thời gian hoạt động
  • Địa chỉ
  • Thực đơn
  • Website
  • Số điện thoại

Bạn có thể thêm markup dựa theo hướng dẫn từ Google hoặc công cụ như Schema.

Nếu bạn chưa biết schema thì có thể đọc bài viết: Schema.org là gì? Cách hoạt động và cấu trúc của 1 schema chuẩn dành cho mọi website

15, Nội dung được địa phương hóa

Nên đăng tải content liên tục có chèn từ khóa chính và địa điểm vào bài viết một cách tự nhiên. Ví dụ, viết về sự kiện địa phương, kêu gọi gây quỹ từ thiện địa phương… hoặc bất kỳ chủ đề nào có thể liên hệ và có ích cho thương hiệu của bạn.

16, Tối ưu hóa onpage với công thức: từ khóa + địa điểm

Ví dụ, đừng tối ưu cho cụm “xác minh google map”, mà tối ưu cho cụm từ cụ thể như “xác minh google map tại Hồ Chí Minh

17, Title & Meta description

Meta description là đoạn mô tả tối đa khoảng 155 ký tự và là một thẻ trong HTML dùng để tóm tắt nội dung của một bài viết. Các công cụ tìm kiếm hiển thị meta description trong kết quả tìm kiếm khi cụm từ tìm kiếm xuất hiện trong mô tả. Vì thế, nên chèn từ khóa chính và địa điểm vào tiêu đề và meta description.

Xem cách đặt tiêu đề hiệu quả: Title tag là gì ? 4 cách tối ưu title tag và 4 sai lầm cần tránh

18, CTR từ kết quả tìm kiếm

CTR (Click through rate) là tỷ lệ nhấp chuột. Meta title và description nên thu hút và đánh vào tâm lý người dùng để khi người dùng vào trang của bạn sẽ tìm thấy thứ họ cần.

19, Backlink chất lượng

Xây dựng backlink chất lượng
Xây dựng backlink chất lượng tốt nhất

Backlink từ các trang được Google tin cậy luôn tốt cho SEO. Vì thế, cần đầu tư vào việc xây dựng profile backlink để local SEO hiệu quả hơn.

Backlink nên phù hợp, có thẩm quyền và được hướng tới website của bạn một cách tự nhiên.

Đọc thêm: Backlink chất lượng là gì – 18 cách đánh giá và xây dựng backlink chất lượng

20, Backlink từ các trang địa phương

Nên tận dụng backlink từ các trang tin tức địa phương, blog cộng đồng… để chứng tỏ rằng thương hiệu của bạn được các trang lân cận tin tưởng.

21, Backlink dùng “địa điểm + từ khóa” trong anchor text

Sở hữu lượng lớn backlink đến từ các trang được tối ưu hóa tốt là một ưu thế, nhưng nếu đó là backlink từ các trang có authority cao và đề cập đến thành phố/địa phương và từ khóa chính của bạn thì sẽ càng hiệu quả hơn.

22, Domain Authority website

Theo Moz Local Search Ranking Factor thì domain authority xếp thứ 6 trong top 50 yếu tố ảnh hưởng đến tìm kiếm địa phương. Domain authority là số liệu được tạo ra bởi Moz với mục tiêu đánh giá một trang web dựa trên khung điểm từ 1 – 100 (100 là tốt nhất).

Vì vậy, domain authority của trang web càng cao thì xếp hạng càng cao trên các công cụ tìm kiếm.

SEO Local hiện đang là phần không thể thiếu cho doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu tại địa phương. Với 19+ tín hiệu xếp hạng SEO Google Maps này, hy vọng rằng bạn có thể cải thiện được thứ hạng tại địa phương. Và nên nhớ rằng, dù chiến lược kinh doanh online có tốt đến đâu nhưng lại tính địa phương thì bạn rất khó để cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Xem thêm các bài viết về Google Map

Nguồn bài viết: 19+ Tín hiệu xếp hạng SEO Google Maps có thể bạn chưa biết



from Headle – Dịch vụ SEO website lên top Google bền vững https://ift.tt/3hp64Pb
via gqrds

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SEO là gì ? Lịch sử hình thành và mối quan hệ với Google

Google doanh nghiệp bị tạm ngưng: nguyên nhân và cách kháng cao lấy lại quyền sở hữu

4 Cách làm giảm dung lượng ảnh tốt cho SEO hình ảnh